Thủ Tục Xuất Khẩu Thủy Sản 2024: HS Code, Quy Trình, và Lưu Ý Vận Chuyển

10/10/2024

Sau 4 năm bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như dịch Covid19, chiến tranh và lạm phát, tình hình thị trường hiện nay đang dần ổn định, giúp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng dần đi vào quỹ đạo tăng trưởng.  

Trong quý III năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt 2,76 tỷ USD, tăng gần 13%. Cá tra tăng 13,5%, tôm tăng 17,5%, cua ghẹ tăng 56%, và nhuyễn thể có vỏ tăng 95%. Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ giảm gần 6% trong tháng 9, chỉ tăng 4% trong quý III. Tổng xuất khẩu cá ngừ đạt 715 triệu USD, tăng 16%. Cá tra đạt 1,46 tỷ USD, tăng 8%. Xuất khẩu tôm đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 10,5%. Xuất khẩu mực và bạch tuộc giảm 2,7%, đạt 464 triệu USD. Cua ghẹ tăng mạnh 66%, đạt 227 triệu USD nhờ nhu cầu từ Trung Quốc.

 

HS Code cho Thủy Sản Đông Lạnh

HS Code là yếu tố quan trọng trong việc phân loại và tính thuế xuất nhập khẩu đối với thủy sản đông lạnh. Dưới đây là một số mã HS phổ biến:

Nhóm mã HS Code Mô tả
0303 Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04
0304 Phi-lê cá và các loại thịt cá khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh
0306 Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh
0307 Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh
0308 Động vật thủy sinh không xương sống trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh

 

Quy Trình Thủ Tục Xuất Khẩu Thủy Sản Đông Lạnh

Bước 1: Kiểm Tra Thủy Sản Xuất Khẩu

Doanh nghiệp cần kiểm tra thủy sản có nằm trong danh mục được phép xuất khẩu theo quy định tại Điều 31, Thông tư 04/2015/TT-BTC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 2: Xác Định Mã HS Thủy Sản

Xác định mã HS giúp phân loại hàng hóa và xác định mức thuế suất xuất khẩu phù hợp.

Bước 3: Đăng Ký Kiểm Dịch

  • Hồ sơ kiểm dịch đối với thủy sản đông lạnh:
    • Đơn đăng ký kiểm dịch.
    • Yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có).
    • Giấy chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan thẩm quyền (nếu có).
  • Hồ sơ kiểm dịch đối với thủy sản tươi sống:
    • Đơn đăng ký kiểm dịch.
    • Giấy phép nuôi trồng của cơ quan có thẩm quyền (nếu cần).
    • Giấy phép từ cơ quan CITES Việt Nam (đối với loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm).

Sau khi nộp hồ sơ tại Cục Thú y, doanh nghiệp sẽ nhận kết quả kiểm dịch và lấy giấy chứng nhận nếu đạt yêu cầu.

Bước 4: Làm Thủ Tục Hải Quan

Hồ sơ cần chuẩn bị khi khai báo hải quan bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại (Invoice).
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list).
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O).
  • Chứng nhận kiểm dịch (HC).
  • Tờ khai hải quan.

 

Lưu Ý Khi Vận Chuyển Thủy Sản Đông Lạnh

Chứng Nhận Xuất Xứ (C/O)

  • C/O không bắt buộc trong quá trình làm thủ tục hải quan, nhưng doanh nghiệp cần lưu ý rằng một số thị trường nhập khẩu có thể yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ để hưởng mức thuế ưu đãi theo các Hiệp định thương mại.
  • Bộ hồ sơ xin cấp C/O gồm: Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan, quy trình sản xuất, tờ khai nhập nguyên liệu.

Lưu Ý Về Bảo Quản

  • Thủy sản tươi sống: Sử dụng thùng xốp hoặc thùng carton chuyên dụng, đá khô để bảo quản nhiệt độ.
  • Thủy sản đông lạnh: Đóng gói trong túi nilon hoặc thùng xốp, duy trì nhiệt độ -20°C để đảm bảo chất lượng.

Lưu Ý Về Thời Gian Hạ Cont

Quản lý chính xác thời gian hạ cont để tránh phát sinh chi phí tại cảng, đồng thời đảm bảo hàng hóa không bị ảnh hưởng đến chất lượng khi đến nơi.

 

Liên Hệ KFLV Nhận Hỗ Trợ

King Freight Logistics Vietnam cam kết mang đến dịch vụ vận chuyển thủy sản đông lạnh an toàn, hiệu quả, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và đảm bảo tiến độ dự án. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: (+84) 938.188.796 để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Được viết bởi kflv.vn

Tin tức khác

25/04/2025
Gửi hàng đi Đài Loan 

KFLV cung cấp dịch vụ gửi hàng LCL từ Việt Nam đi Đài Loan uy tín cho doanh nghiệp. Báo giá nhanh, chi phí minh bạch, chuyên nghiệp.