RVC là gì trong thương mại quốc tế?
RVC là gì? RVC viết tắt của từ gì?
RVC (Regional Value Content), hay còn gọi là Hàm lượng giá trị khu vực, là một tiêu chí quan trọng dùng để xác định tỷ lệ phần trăm giá trị sản phẩm được tạo ra trong khu vực thuộc phạm vi của một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA).
Đáp ứng được ngưỡng RVC là điều kiện bắt buộc để sản phẩm được công nhận có xuất xứ hợp lệ và đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA.
>> Đọc thêm: PSR là gì?
Ngưỡng RVC trong một số Hiệp định thương mại tự do
Tùy vào từng FTA và mã HS của sản phẩm, ngưỡng RVC có thể khác nhau. Dưới đây là một số ngưỡng phổ biến:
Loại FTA/ Mặt hàng | Ngưỡng RVC | Ghi chú |
AKFTA (ASEAN – Hàn Quốc) | 40% | Quy tắc chung |
Cua (HS 1605.10), Tôm (HS 1605.20) | 35% | AKFTA quy định riêng cho mặt hàng thủy sản |
Phụ tùng hộp số ô tô (HS 8708.40) | 45% | Yêu cầu RVC cao do tính chất kỹ thuật |
AIFTA (ASEAN – Ấn Độ) | 35% | RVC thấp hơn, phù hợp với một số ngành nghề |
CPTPP, EVFTA, UKVFTA | 40%–50% | Theo quy định cụ thể từng mặt hàng trong từng FTA cụ thể |
>> Đọc thêm: Mã HS Là Gì? Cách Tra Mã HS Code Trong Logistics
Cách tính RVC
RVC trực tiếp
Công thức: RVC (%) = (Giá trị khu vực / Giá trị FOB) × 100%

Công thức tính RVC trực tiếp
Ví dụ: Một xe máy Honda sản xuất tại Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam:
- Nhân công: 250 USD
- Điện, nước, thuê đất: 350 USD
- Nguyên vật liệu từ Thái Lan: 120 USD
- Lợi nhuận: 150 USD
- Giá trị FOB: 1000 USD
RVC = (250 + 350 + 120 + 150)/1000 × 100% = 87%
→ Đạt tiêu chí xuất xứ ASEAN.
RVC gián tiếp
Công thức: RVC (%) = [(FOB – Giá trị nguyên liệu không xuất xứ) / FOB] × 100%

Công thức tính RVC gián tiếp
Ví dụ: Xe máy có trị giá FOB 1000 USD gồm:
- Động cơ từ Nhật: 300 USD
- Khung nhôm từ Trung Quốc: 150 USD
RVC = (1000 – 300 – 150)/1000 × 100% = 55%
→ Sản phẩm vẫn đủ điều kiện có xuất xứ ASEAN.
Khi nào cần sử dụng tiêu chí RVC?
Tiêu chí RVC được áp dụng khi:
- Không thể áp dụng quy tắc chuyển đổi mã HS (CTH, CTSH)
- Sản phẩm có nhiều linh kiện nhập khẩu nhưng đạt tỷ lệ nội địa hóa cao
- Muốn chứng minh tỷ lệ giá trị nội địa để hưởng ưu đãi thuế quan
Một số FTA có áp dụng tiêu chí RVC
Hiệp định thương mại tự do | Mẫu C/O áp dụng |
ATIGA (ASEAN) | Form D |
AKFTA (ASEAN – Hàn Quốc) | Form AK |
AJCEP (ASEAN – Nhật Bản) | Form AJ |
EVFTA (EU – Việt Nam) | EUR.1 |
CPTPP | Tùy mẫu quốc gia |
UKVFTA (Việt Nam – Anh) | Tùy mẫu quốc gia |
Hồ sơ cần chuẩn bị khi áp dụng tiêu chí RVC để xin C/O
Khi áp dụng RVC để xin Chứng nhận xuất xứ (C/O), doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Tờ khai xuất khẩu
- Invoice, Packing list
- Bảng tính RVC (có ký tên, đóng dấu)
- Hợp đồng mua nguyên vật liệu
- Hóa đơn điện, bảng lương, chi phí nội địa
- C/O nguyên liệu (nếu có)
- Các chứng từ liên quan đến chi phí, tỷ lệ nội địa hóa
Lưu ý: Cục Xuất nhập khẩu hoặc VCCI có thể yêu cầu đối chiếu, giải trình nếu có nghi vấn → Hồ sơ cần minh bạch và chính xác.
>> Đọc thêm: Packing List Là Gì? Tầm Quan Trọng Trong Xuất Nhập Khẩu
Đơn vị tiền tệ khi tính RVC
Theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT, giá trị tính RVC được quy đổi như sau:
- Nếu trị giá hàng hóa trên C/O là USD → Quy đổi tất cả chi phí về USD
- Nếu hàng hóa định giá bằng ngoại tệ khác → Quy đổi tất cả chi phí về cùng loại ngoại tệ đó
Bảng kê khai hàng hóa đạt tiêu chí RVC
Theo Thông tư số 05/2018/TT-BTC, nhà xuất khẩu cần kê khai chi tiết theo cột (9) đến (13) trong bảng kê, bao gồm:
- Tên nguyên liệu, xuất xứ
- Giá trị tính theo hóa đơn, bảng lương, chi phí nội địa
- Các chứng từ kèm theo (hóa đơn, sao y C/O, v.v.)
→ Đây là căn cứ để cơ quan cấp C/O đối chiếu và phê duyệt hồ sơ.
RVC – Hàm lượng giá trị khu vực là một tiêu chí thiết yếu giúp doanh nghiệp chứng minh xuất xứ hợp lệ của sản phẩm trong thương mại quốc tế và hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTA. Việc nắm rõ cách tính RVC, ngưỡng áp dụng và hồ sơ cần chuẩn bị sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và thời gian khi thực hiện thủ tục xuất khẩu.
Nếu bạn cần tư vấn chi tiết về việc tính toán RVC và chuẩn bị hồ sơ xin C/O, hãy liên hệ số hotline +84 (0) 938 188 796 – đơn vị chuyên cung cấp giải pháp logistics và hỗ trợ thủ tục xuất nhập khẩu chuyên nghiệp.





Được viết bởi kflv.vn
Các hoạt động khác
Tin tức khác

Tạm xuất tái nhập là gì? Tạm xuất tái nhập là một hình thức xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài với mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó nhập khẩu trở lại vào Việt Nam. Quá trình này không làm thay đổi chủ sở hữu hàng hóa […]