Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến CHLB Đức

05/12/2024

Đức hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Về xuất khẩu, Đức là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 tại EU và thứ 7 thế giới của Việt Nam. Về nhập khẩu, Đức là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 2 EU và thứ 14 thế giới của chúng ta. Hai nước có cơ cấu sản phẩm bổ sung cho nhau là chủ yếu, ít cạnh tranh trực tiếp. 

Theo số liệu thống kê, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Đức là máy móc thiết bị điện/ cơ khí, giày dép, quần áo, đồ da, cafe, hoa quả, đồ nội thất (chi tiết xem tại bảng 1 dưới đây). 

 

Top 10 mặt hàng Đức nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam năm 2022

STT.

Mặt hàng nhập khẩu chính của Đức từ Việt Nam

Giá trị

(Nghìn USD)

1 Thiết bị và máy móc điện; máy ghi âm và phát lại âm thanh, máy ghi và phát lại hình ảnh truyền hình, và các bộ phận và phụ kiện 3,704,445
2 Giày dép, vỏ chắn bụi và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm này 2,745,543
3 Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng 1,628,957
4 Quần áo và phụ kiện trang phục, không đan hoặc móc 1,193,452
5 Quần áo và phụ kiện trang phục, đan hoặc móc 807,972
6 Cà phê, trà, maté và gia vị 654,323
7 Những sản phẩm làm từ da; dây đồng hồ và yên ngựa; hành lý, túi xách và các loại bao tương tự; các sản phẩm từ ruột động vật (ngoại trừ ruột tằm). 422,646
8 Đồ nội thất; Giường, đệm, chân đệm, gối và các đồ nội thất tương tự; Đèn trang trí và thiết bị chiếu sáng, không được chỉ định hoặc bao gồm ở nơi khác; Biển báo sáng, bảng tên sáng và những vật tương tự; Các công trình xây sẵn 404,801
9 Xe cộ ngoại trừ toa xe lửa hoặc xe điện, và các phụ tùng và phụ kiện của chúng 364,152
10 Các dụng cụ và thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; phụ tùng và phụ kiện của chúng 341,907

Nguồn: ITC Trademap, 2022

 

Các phương thức vận chuyển:

Vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Đức đóng vai trò quan trọng trong chuỗi hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia. Các phương thức vận chuyển bao gồm:

  • Đường biển

Cảng đi: Hải Phòng (VNHPH), Đà Nẵng (VNDAD), Hồ Chí Minh (VNHCM)

Cảng đến: Hamburg (DEHAM)

Cảng Hamburg là cảng lớn nhất ở Đức, được coi là “Cửa ngõ vào thế giới” của Đức. Đây là cảng bận rộn thứ 2 ở Châu Âu (sau cảng Rotterdam) về lượng TEU thông qua và lớn thứ 11 trên toàn thế giới.

Cảng Hamburg có tầm quan trọng đối với nguồn cung cho thị trường nội địa châu Âu với dân số tiêu dùng lên tới 450 triệu người. Công nghệ tiên tiến của các cơ sở xử lý hàng hóa và hệ thống truyền thông dữ liệu, cơ sở hạ tầng giao thông hiệu quả và các liên kết trung chuyển và nội địa tuyệt vời của nó tạo ra các điều kiện thiết yếu để trao đổi hàng hóa với các đối tác thương mại trên toàn thế giới.

Thời gian vận chuyển: 35-40 ngày

Các hãng vận tải container có dịch vụ từ Việt Nam tới Hamburg: Evergreen, Yang Ming, COSCO,…

Cảng Hamburg (Đức)

Cảng Hamburg (Đức)

 

  • Đường hàng không

Các sân bay quốc tế tại Việt Nam:

  • Sân bay quốc tế Nội Bài – Hà Nội (Mã sân bay IATA Code: HAN)
  • Sân bay quốc tế Đà Nẵng (Mã sân bay IATA Code: DAD)
  • Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – TP Hồ Chí Minh (IATA Code SGN)
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – TP Hồ Chí Minh

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – TP Hồ Chí Minh

 

Các sân bay quốc tế lớn nhất ở Đức:

  • Frankfurt am Main Airport (Mã sân bay: FRA)
  • Airport Berlin Brandenburg (Mã sân bay: BER)
  • Munich Airport (Mã sân bay: MUC)
  • Düsseldorf Airport (Mã sân bay: DUS)
  • Hamburg Airport (Mã sân bay: HAM)
  • Bremen Airport (Mã sân bay: BRE)
  • Leipzig/Halle Airport (Mã sân bay: LEJ)

Để chọn phương thức phù hợp với hàng hóa mà doanh nghiệp bạn đang xuất nhập khẩu, KFLV chúng tôi rất vinh hạnh được tư vấn miễn phí cho bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 093.8188.796 hoặc email: cs1@hcm.kfkingfreight.com

 

Các chứng từ nhập khẩu vào CHLB Đức bắt buộc

Đối với hàng hóa thuộc diện nhập khẩu thông thường, các chứng từ mà nhà nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan Đức bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Vận đơn (vận đơn đường biển – B/L, vận đơn đường hàng không – AWB…)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): Nếu hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay EVFTA thì phải nộp CO tương ứng (với GSP là tự chứng nhận xuất xứ theo Cơ chế REX của EU, với EVFTA là C/O mẫu EVFTA (mẫu EUR.1) do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
C/O mẫu EVFTA (mẫu EUR.1)

C/O mẫu EVFTA (mẫu EUR.1)

Đối với các loại hàng hóa thuộc diện kiểm soát đặc thù, ngoài các chứng từ kể trên, doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm cho Hải quan Đức một số chứng từ bắt buộc theo tùy từng loại hàng hóa, chẳng hạn:

Loại Chứng Nhận Mô Tả Áp Dụng Cho Các Mặt Hàng
Chứng nhận CE-marking Đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, sức khỏe và môi trường theo quy định của Liên minh Châu Âu. Đồ chơi trẻ em dưới 14 tuổi, tủ lạnh, tủ đông, thiết bị đốt nhiên liệu khí, máy móc, thiết bị y tế, dụng cụ đo lường, thiết bị điện, v.v.
Chứng nhận CITES Được cấp để kiểm soát và bảo vệ các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Mẫu động vật (sống hoặc không), mẫu thực vật và các bộ phận khác của chúng, hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật.
Giấy chứng nhận hun trùng Xác nhận hàng hóa không chứa các vi trùng có hại, được cơ quan kiểm dịch thực vật nước xuất khẩu cấp. Hàng hóa từ gỗ (mây tre đan, thủ công mỹ nghệ), hàng hữu cơ (cà phê, tiêu, điều), hoặc bao bì gỗ (pallet).
Chứng nhận kiểm dịch động thực vật Đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Rau quả, thủy sản và một số sản phẩm từ động thực vật.

 

Sau khi hàng nhập khẩu được nộp đầy đủ các chứng từ, thuế phí theo yêu cầu và kiểm tra hàng hóa không có vấn đề gì (nếu hàng hóa được yêu cầu kiểm tra thực tế), Hải quan Đức sẽ tiến hành thông quan cho lô hàng và giải phóng hàng hóa. Trong quá trình làm thủ tục Hải quan, hàng hóa nhập khẩu sẽ được đưa vào Kho tạm thời (Temporary storage) dưới sự giám sát của Hải quan (không quá 90 ngày) cho đến khi hàng hóa được thông quan.

Sau khi được thông quan và giải phóng, hàng hóa nhập khẩu sẽ được lưu hành tự do tại Đức và toàn bộ lãnh thổ các thành viên EU.

Để biết thêm chi tiết các thủ tục để xuất khẩu sang Đức hãy liên hệ hotline: 093.8188.796 hoặc email: cs1@hcm.kfkingfreight.com

 

King Freight Logistics Vietnam cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Đức

Hợp tác cùng các hãng tàu hàng đầu như EMC, ONE, COSCO, HMM, YANGMING, CMA, và MSC, King Freight Logistics Vietnam cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến CHLB Đức với:

  • Thời gian vận chuyển: 35 – 40 ngày.
  • Phương thức vận chuyển: Đường biển (FCL & LCL)

Bạn đang tìm hiểu làm thế nào để vận chuyển hàng hóa sang Đức? Cần chuẩn bị những chứng từ nào để có thể làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa? Bạn muốn thông tin chi tiết hơn về vận chuyển Việt Nam – Đức?

 

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được nhận tư vấn miễn phí!

Được viết bởi kflv.vn

Tin tức khác

27/12/2024
OEM là gì? So sánh OEM, ODM, OBM Trong Logistics

Tìm hiểu về ba mô hình sản xuất phổ biến: OEM, ODM, OBM. Khám phá sự khác biệt giữa chúng, ưu nhược điểm và cách lựa chọn mô hình phù hợp cho doanh nghiệp trong ngành logistics.